VAI TRÒ CỦA TRỢ GIÚP VIÊN PHÁP LÝ VỚI TƯ CÁCH LÀ NGƯỜI BÀO CHỮA TẠI PHIÊN TÒA HÌNH SỰ
14/01/2025
Lượt xem: 90
Ngày 09/01/2025, Tại phiên tòa hình sự xét xử một vụ án xâm hại tình dục
được phân loại là tội phạm rất nghiêm trọng diễn ra tại Tòa án nhân dân thị xã
Chơn Thành, vai trò của trợ giúp viên pháp lý đã được khẳng định qua những đóng
góp tích cực trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người yếu thế.
Chủ tọa
phiên tòa làm thủ tục bắt đầu phiên tòa
Trong
vụ án này, bị hại và bị cáo đều được trợ giúp pháp lý do thuộc diện người được
trợ giúp pháp lý theo quy định tại khoản 3, khoản 5 Điều 7 Luật Trợ giúp pháp
lý 2017.
Để
bảo đảm đầy đủ các quyền và lợi ích hợp pháp của người tham gia tố tụng theo
quy định của pháp luật hình sự, cũng như bảo vệ quyền con người và nguyên tắc
công bằng trong quá trình xét xử, trợ giúp viên pháp lý đã được phân công tham
gia với vai trò bào chữa.
Trợ giúp viên pháp lý
– Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nước
Trợ giúp viên pháp lý đã thực hiện công việc một
cách chuyên nghiệp, từ việc nghiên cứu hồ sơ vụ án, đối chiếu các tình tiết
pháp lý liên quan, đến việc đưa ra các luận cứ sắc bén nhằm bảo vệ quyền lợi
cho người được trợ giúp pháp lý. Tại phiên tòa, Trợ giúp viên pháp lý đã nêu bật
các tình tiết bị cáo ăn năn hối cải, gia đình là người có công với cách mạng, bị
cáo phạm tội lần đầu và đã bồi thường một phần thiệt hại cho bị hại để bị cáo
được hưởng các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự.
Kiểm sát viên phát
biểu luận tội tại phiên tòa
Hội đồng xét xử đã ghi nhận các ý kiến của trợ
giúp viên pháp lý, qua đó đưa ra bản án với mức hình phạt thấp hơn đề nghị của
Viện kiểm sát, phù hợp với quy định pháp luật và đảm bảo tính nhân văn. Quyết định này tạo ra một cơ hội quan trọng cho
bị cáo, giúp họ có thể tái hòa nhập cộng đồng, bắt đầu lại cuộc sống và trở
thành một công dân có ích.
Quang cảnh phiên tòa
Có thể
khẳng định trợ giúp pháp lý có vai trò quan trọng trong tố tụng hình sự, đảm bảo
quyền trợ giúp pháp lý cho người được trợ giúp pháp lý là góp phần bảo đảm quyền
và lợi ích hợp pháp các đối tượng yếu thế trong xã hội, từ đó người dân tin tưởng
hơn vào công lý, công bằng cũng như chính sách, pháp luật của Nhà nước.
TÁC GIẢ: THẢO NHƯ