Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tăng cường công tác tuyên truyền xóa bỏ cây có chứa chất ma túy
Cần sa là cây có chứa chất kích
thích, bị kiểm soát nghiêm ngặt ở nhiều nước, trong đó có Việt Nam. Hành vi
trồng các loại cây có chất ma túy là vi phạm pháp luật, bởi nó gây ảnh hưởng
đến sức khỏe cá nhân, cộng đồng. Hơn thế, nếu không phát hiện, ngăn chặn kịp
thời hành vi này có nguy cơ lan rộng, bị tội phạm lợi dụng vào hoạt động sản
xuất ma túy trái phép, gây bất ổn an ninh trật tự.
Trong cần sa có chất THC (viết tắt của
delta-9-tetrahydrocannabinol) được tìm thấy trong lá và các bộ phận ra hoa của
cây cần sa. Do kích thích phần não phản ứng với khoái cảm, dẫn đến giải phóng
một chất được gọi là dopamine. Nó chính là yếu tố làm cho người sử dụng
"phê", nghĩa là làm biến đổi tâm trạng của người sử dụng, khiến họ có
cảm giác khác biệt. Một số thành phần của cây chứa hàm lượng THC cao hơn. Ví
dụ, hoa và nhụy chứa nhiều THC hơn so với thân và lá. Người sử dụng cần sa
trong một thời gian sẽ dẫn đến tình trạng lệ thuộc cần sa, nghĩa là cần sa
luôn xuất hiện trong suy nghĩ của họ. Người lệ thuộc sẽ luôn tìm cần sa để sử
dụng.
Theo Cục Cảnh sát điều tra tội
phạm về ma túy, Bộ Công an, tình trạng tái trồng cây chứa chất ma tuý ở nước ta
đang có diễn biến phức tạp bởi hiện nay tình trạng này không chỉ ở miền núi mà
còn diễn ra ngay cả khu vực đồng bằng, thậm chí ở các thành phố lớn.
Luật phòng Chống ma túy số được Quốc hội
thông qua gồm có 8 Chương, 53 Điều,
trong đó tại Điều 2 đã giải thích cây có chứa
chất ma túy là cây thuốc phiện, cây cô ca, cây cần sa …
và tại điều 5 của Luật nêu
rõ: Trồng cây có chứa chất ma túy,
hướng dẫn trồng cây có chứa chất ma túy là các hành vi bị nghiêm cấm nếu
vi phạm sẽ bị xử phạt hành chính hoặc xử phạt tù
theo mức độ vi phạm được quy định rõ tại Điều 23, Nghị định 144/2021/NĐ-CP
ngày 31/12/2021 của Chính phủ và Điều 247 trong Bộ luật Hình sự ngày
10/07/2017.
Thực hiện Kế hoạch số 193/KH-UBND ngày
03/06/2024 của UBND tỉnh về tổ chức triển khai thực hiện Tháng hành động Phòng,
chống ma túy do Thủ tướng Chính phủ phát động. căn
cứ chức năng, nhiệm vụ được giao, Sở Nông nghiệp và PTNT đã tích cực triển khai
thực hiện các nội dung sau:
1. Tuyên truyền Luật
phòng Chống ma túy trong nội bộ ngành thông qua các buổi sinh hoạt cơ quan,
công đoàn, đoàn thanh niên đến toàn thể cán bộ công chức, viên chức và người
lao động hiểu rõ vai trò, trách nhiệm của cá nhân, tổ chức trong việc thực thi
luật để luật đi vào cuộc sống. Đồng thời khuyến khích việc cán bộ trong ngành
tích cực tuyên truyền cho gia đình, cộng đồng dân cư nơi sinh sống.
2. Tổ chức tuyên truyền giáo dục pháp luật
về phòng, chống tội phạm, phòng, chống ma túy, vận động người dân không trồng
cây có chứa chất ma túy, cụ thể:
Tổ chức treo băng rôn, tuyên truyền phòng,
chống ma tuý với nội dung “Hưởng ứng tháng hành động phòng, chống ma tuý”;
“Chung tay xây dựng xã, phường, thị trấn sạch ma túy”. Lồng ghép các chương
trình tập huấn kỹ thuật nông nghiệp phổ biến, tuyên truyền cách nhận dạng,
khuyến cáo không trồng, tái trồng cây chứa chất ma túy (chủ yếu cây cần sa là
cây có khả năng phát triển trên điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng của Bình Phước).
Nội dung lồng ghép nhấn mạnh đến tác hại của việc trồng và tái trồng cây chứa
chất ma túy là vi phạm pháp luật. Khuyến khích việc tố giác, phát hiện các điểm
trồng và tái trồng loại cây này đến cơ quan chức năng tại địa phương để xử lý.
3. Phối hợp với các huyện, thị xã, thành phố chủ động nắm tình hình, kịp
thời phát hiện, báo cáo và phối hợp triệt phá diện tích trồng cây có chứa chất
ma túy tại các khu vực, địa bàn có nguy cơ cao.
4. Quản lý, theo dõi các cơ sở sản xuất,
kinh doanh vật tư nông nghiệp hợp pháp liên quan đến lĩnh vực trồng trọt, thuốc
bảo vệ thực vật và kinh doanh giống cây trồng để kịp thời phát hiện, ngăn chặn
các hành vi vi phạm liên quan đến lĩnh vực trồng và tái trồng cây chứa chất ma
túy./.
Nguyễn Tiến Vũ
Sở Nông nghiệp và PTNT