Xây dựng và phát triển văn hóa, con người Bình Phước đến năm 2030, định hướng đến năm 2045
17/05/2024
Lượt xem: 241
Nhằm cụ thể hóa nhiệm vụ xây dựng và phát triển văn hóa, con người Bình Phước theo Nghị quyết số 14-NQ/TU, ngày 20/11/2023 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bình Phước về xây dựng và phát triển văn hóa, con người tỉnh Bình Phước đến năm 2030, định hướng đến năm 2045 tạo chuyển biến tích cực, mạnh mẽ, đột phá trong cách nghĩ, cách làm của cả hệ thống chính trị và Nhân dân, giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc, nét đặc trưng tốt đẹp của văn hóa, con người Bình Phước, đáp ứng yêu cầu hội nhập và góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội của tỉnh phát triển nhanh, bền vững.
UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 171/KH-KH-UBND ngày
14/5/2024 về thực hiện Nghị quyết số 14-NQ/TU ngày 20/11/2023 của Ban Chấp hành
Đảng bộ tỉnh Bình Phước về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Bình Phước
đến năm 2030, định hướng đến năm 2045.
Với mục tiêu chung là xây dựng và phát triển văn hóa
Bình Phước đa dạng, bản sắc và hội nhập; vừa đậm đà giá trị văn hóa của dân
tộc, vừa giàu có bản sắc của địa phương. Xây dựng con người Bình Phước phát
triển toàn diện, có đầy đủ những phẩm chất tốt đẹp của con người Việt Nam; đồng
thời, phát huy mạnh mẽ các đặc tính nổi trội là hòa hợp, nghĩa tình, tự cường,
kỷ cương, sáng tạo.
Phấn đấu đến năm 2030 có trên 98% hộ gia đình được
công nhận và giữ vững danh hiệu gia đình văn hóa. Trên 98% thôn, ấp, khu phố
đạt danh hiệu văn hóa; 95% phường, thị trấn đạt chuẩn văn minh đô thị. - 100%
cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa. 100% thanh, thiếu nhi trong
các trường học, đoàn viên thanh niên trên địa bàn tỉnh được trải nghiệm thực
tế, tuyên truyền, giáo dục truyền thống, tìm hiểu về giá trị các di sản văn hóa
tiêu biểu trên địa bàn tỉnh. 100% các lễ hội trong Danh mục di sản văn hóa phi
vật thể quốc gia của tỉnh được tổ chức định kỳ và có chất lượng. Các di tích
lịch sử, văn hóa và danh lam thắng cảnh đã xếp hạng được đầu tư, bảo tồn và
phát huy giá trị. Xây dựng và hoàn thiện các thiết chế văn hoá cấp tỉnh: Bảo
tàng, Thư viện, Nhà hát. Các thị xã, thành phố có công viên văn hóa, rạp chiếu
phim. 100% cấp huyện có Chi hội Văn học Nghệ thuật, mỗi năm tăng 15% số lượng
tác phẩm Văn học nghệ thuật, trong đó có ít nhất 5% số lượng tác phẩm có giá
trị, có sức lan tỏa về tư tưởng nghệ thuật. Quy hoạch, đầu tư xây dựng Quảng
trường tỉnh và Trung tâm hội nghị triển lãm tỉnh. Chỉ số phát triển con người
(HDI) của Bình Phước nằm trong nhóm từ 25 đến 30 các tỉnh, thành phố trong cả
nước. Cải thiện tầm vóc thân thể của thanh niên Bình Phước đạt chiều cao trung
bình của thanh niên Việt Nam.
Phấn đấu đến năm 2045 có 100% khu phố, thôn, ấp có Nhà
văn hóa - thể thao đạt chuẩn. 100% cấp xã có Trung tâm Văn hóa - Thể thao đạt
chuẩn quốc gia. 100% cấp huyện có trung tâm văn hóa, công viên văn hóa. 100%
các di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh, di vật, cổ vật và bảo vật
quốc gia, các di sản trong Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia trên
địa bàn tỉnh được số hóa và ứng dụng trên các nền tảng số. 100% Khu công nghiệp
thành lập mới có quy hoạch quỹ đất xây dựng các thiết chế văn hóa, thể thao,
trong đó tối thiểu 50% khu công nghiệp xây dựng mới có Trung tâm Văn hóa - Thể
thao phục vụ công nhân, người lao động. Đưa chỉ số HDI của Bình Phước nằm trong
nhóm từ 20 đến 25 tỉnh, thành phố đứng đầu cả nước.
Để thực hiện các hiệu quả các mục tiêu đề ra, Kế hoạch
cũng đề ra các nhiệm vụ, giải pháp cụ thể như: Xây dựng con người Bình Phước;
Xây dựng môi trường văn hóa; Bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa;
Xây dựng văn hóa trong chính trị và kinh tế; Các nhiệm vụ giải pháp nâng cao
chất lượng hoạt động văn học nghệ thuật; Nhiệm vụ quy hoạch, đầu tư các dự án
cấp tỉnh, cấp huyện; Một số nhiệm vụ giải pháp khác./.
Ngọc Vinh – Sở TTTT