Bình Phước là tỉnh thuộc vùng Đông Nam Bộ, có vị trí địa lý chiến lược, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm, là cửa ngõ kết nối, giao lưu kinh tế, văn hóa, xã hội của vùng Đông Nam Bộ với Tây Nguyên và Vương quốc Campuchia... Những năm qua, Bình Phước có nhiều thành tựu phát triển trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Cấp ủy, chính quyền các cấp của tỉnh đã và đang có nhiều chủ trương, giải pháp đẩy nhanh sự phát triển của tỉnh; trong đó, chú trọng thu hút đầu tư, cơ cấu lại nền kinh tế, lựa chọn ngành, lĩnh vực trọng tâm để đầu tư hiệu quả; nâng cao vai trò quản lý của Nhà nước; đầu tư các lĩnh vực xã hội nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần cho Nhân dân. Bình Phước có nhiều khu, điểm du lịch với cảnh thiên nhiên đẹp; nhiều di tích lịch sử cách mạng nổi tiếng được xếp hạng di tích cấp quốc gia đặc biệt, cấp quốc gia, cấp tỉnh phù hợp để phát triển các loại hình du lịch về nguồn, du lịch sinh thái,…
Ngày
06 tháng 5 năm 2024, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 755/QĐ-UBND phê duyệt Đề
án xây dựng, truyền thông quảng bá hình ảnh tỉnh Bình Phước năm 2024, 2025 và
tầm nhìn đến năm 2030.
Đề án
xây dựng, truyền thông quảng bá hình ảnh Bình Phước nhằm tạo dựng được hình ảnh
tích cực về Bình Phước trong toàn xã hội và bạn bè quốc tế, giúp doanh nghiệp,
nhà đầu tư, khách du lịch trong và ngoài nước dễ dàng nhận biết về Bình Phước
trên các phương tiện thông tin, diễn đàn, các sự kiện trong tỉnh, khu vực,
trong và ngoài nước, góp phần tích cực vào hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ
phát triển kinh tế - xã hội.
Mục tiêu
cụ thể của Đề án, đến năm 2025 cơ bản tạo ra được hệ thống nhận diện về hình
ảnh tỉnh Bình Phước đặc trưng, bản sắc và được truyền tải trên các phương tiện
truyền thông đại chúng trong và ngoài nước; giúp cho doanh nghiệp, nhà đầu tư,
người dân trong nước, quốc tế dễ dàng nhận biết về Bình Phước. Bước đầu có
chuyển biến tích cực trong việc xây dựng và phát triển được hình ảnh về Bình
Phước là điểm đến hấp dẫn của du khách, nhà đầu tư trong và ngoài nước; hình
ảnh một tỉnh năng động, phát triển nhanh và bền vững, có nhiều triển vọng
phát triển; chất lượng cuộc sống cho người dân được nâng cao, thu hẹp khoảng
cách giữa nông thôn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng biên giới
với đô thị trong tỉnh; tăng cường kết nối vùng; tích cực xây dựng chính quyền
điện tử, đô thị thông minh, từng bước chuyển dần sang chính quyền số.
Đến năm
2030, cơ bản xây dựng và phát triển được hình ảnh về Bình Phước là điểm đến
hấp dẫn; tiếp tục xây dựng chính quyền Bình Phước thân thiện, cầu thị, minh
bạch, mang tinh thần phục vụ Nhân dân, luôn đồng hành cùng các doanh nghiệp với
nhiều chính sách ưu đãi thu hút đầu tư, thủ tục thông thoáng… Là địa phương
phát triển bền vững với các thương hiệu, sản phẩm chủ lực là chăn nuôi, hạt
điều, cao su, sản phẩm từ gỗ... Các mô hình canh tác hiện đại, ứng dụng công
nghệ cao, liên kết chuỗi giá trị, tạo ra lợi thế cạnh tranh và giá trị gia
tăng cao cho các sản phẩm công nghiệp, nông nghiệp. Xây dựng hình ảnh Bình
Phước trở thành nơi đáng sống, có môi trường sống trong lành, an toàn, văn
minh; văn hóa Bình Phước đa dạng, bản sắc và hội nhập, vừa đậm đà giá trị văn
hóa của dân tộc, vừa giàu bản sắc của địa phương; con người Bình Phước với
đầy đủ những phẩm chất tốt đẹp của con người Việt Nam, đồng thời có những đặc
tính nổi trội là hòa hợp, nghĩa tình, tự cường, kỷ cương, sáng tạo theo Nghị
quyết số 14/NQ-TU ngày 20/11/2023 của Tỉnh ủy về xây dựng và phát triển văn
hóa, con người Bình Phước đến năm 2030, định hướng đến năm 2045.
Về
nội dung truyền thông quảng bá chung: Tiềm năng, thế mạnh, cơ hội việc làm, các
chính sách phát triển, nhất là chính sách thu hút đầu tư; trong đó nhấn mạnh
quyết tâm chính trị cao của tỉnh trong thu hút đầu tư, quan tâm, hỗ trợ tốt
nhất cho doanh nghiệp thông qua “4 nền tảng”: hạ tầng tốt, nhân lực tốt, chính
sách tốt, dịch vụ công tốt. Những dấu ấn nổi bật trên các lĩnh vực
phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh, công tác đối ngoại. Các
sản phẩm thế mạnh, đặc trưng, tiêu biểu, chất lượng cao trên lĩnh vực nông
nghiệp, công nghiệp, dịch vụ của tỉnh. Những giá trị lịch sử, văn
hóa, thiên nhiên, con người Bình Phước. Kết quả nổi bật trong xây
dựng Đảng bộ và hệ thống chính trị tỉnh.
Nội
dung cần tập trung quảng bá theo từng nhóm đối tượng: Nhóm các
doanh nghiệp trong và ngoài nước: Trọng tâm quảng bá về tiềm năng đầu tư và hợp
tác tại tỉnh; cam kết của chính quyền để đồng hành cùng doanh nghiệp (các chính
sách thu hút đầu tư của tỉnh; việc đẩy mạnh cải cách hành chính; xây dựng chính
quyền điện tử, năng động và sáng tạo,...).
Nhóm
trí thức, văn nghệ sĩ trong và ngoài nước: Tuyên truyền đồng bộ trên tất cả
lĩnh vực, chú trọng phát huy tính chủ động, sáng tạo của đội ngũ này để tạo ra
các sản phẩm phục vụ tuyên truyền (các bài viết, thơ, văn, âm nhạc, hội họa về
chủ đề quê hương, con người Bình Phước).
Nhóm
công nhân, người lao động trong và ngoài tỉnh: Trọng tâm quảng bá về cơ hội
việc làm, chính sách nhà ở xã hội, giáo dục, môi trường sống.
Nhóm
công chúng (trọng tâm là khách du lịch ngoài tỉnh, quốc tế, kiều bào): Truyền
thông về những giá trị lịch sử, văn hóa, thiên nhiên, con người Bình Phước; các
sản phẩm đặc trưng của tỉnh.
Truyền
thông quảng bá có trọng tâm, trọng điểm, hiệu quả về tiềm năng, thế mạnh,
chính sách phát triển, những dấu ấn nổi bật, hình ảnh tích cực, tốt đẹp, độc
đáo, hấp dẫn, ấn tượng về tỉnh Bình Phước trên các lĩnh vực. Các nhiệm vụ
truyền thông quảng bá đều có chủ đề riêng tương ứng. Mỗi năm tập trung, tăng
cường truyền thông quảng bá theo một chủ đề lớn (chủ đề chính). Sở Thông tin và
Truyền thông chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tham mưu UBND tỉnh báo
cáo Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh để trình xin ý kiến Thường trực Tỉnh ủy quyết
định chủ đề lớn từng năm. Riêng chủ đề lớn năm 2024 là “Truyền thông quảng bá
thu hút đầu tư phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bình Phước”.
Đề án
đặt ra một số nhiệm vụ trọng tâm yêu cầu các cơ quan, đơn vị, địa phương triển
khai thực hiện trong thời gian tới. Trong đó, tập trung truyền thông quảng bá
về tiềm năng, thế mạnh, chính sách thu hút đầu tư và những dấu ấn nổi bật trong
phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Đẩy mạnh truyền thông quảng bá văn hóa
Bình Phước theo các nội dung trong Nghị quyết số 14-NQ/TU ngày 20/11/2023 của
Tỉnh ủy về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Bình Phước đến năm 2030,
định hướng đến năm 2045. Xây dựng, truyền thông quảng bá các sản phẩm du lịch
đặc trưng, tiêu biểu của tỉnh theo các chương trình, kế hoạch, đề án phát triển
du lịch của tỉnh đã được ban hành; trong đó chú trọng các sản phẩm du lịch về
nguồn, du lịch sinh thái, gắn với bảo vệ môi trường.
Đồng
thời xây dựng, truyền thông quảng bá về phát triển và xây dựng thương hiệu các
sản phẩm công nghiệp, nông nghiệp đặc trưng, tiêu biểu, chất lượng cao của
tỉnh. Xây dựng, truyền thông quảng bá về chuyển đổi số; làm nổi bật hình ảnh
một địa phương với nỗ lực lớn, quyết tâm cao, năng động, sáng tạo, thích ứng
nhanh với Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4. Xây dựng, tuyên truyền về kết
quả thực hiện cải cách hành chính nhà nước trên địa bàn tỉnh Bình Phước. Xây
dựng, truyền thông quảng bá hình ảnh xã hội đảm bảo an ninh, an toàn. Truyền
thông quảng bá những dấu ấn nổi bật trên các lĩnh vực khác./.
Ngọc Vinh - Sở TTTT