TRAO ĐỔI VỀ PHÔNG (MAKET) KHI TỔ CHỨC HỘI NGHỊ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC
Năm 1998 Chính phủ ban hành Nghị định số 71/1998/NĐ-CP về ban hành Quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan. Qua thời gian tổ chức thực hiện, vấn đề thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan còn nhiều bất cập, hạn chế, do đó, ngày 09/01/2015 Chính phủ ban hành Nghị định 04/2015/NĐ-CP quy định về thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập thay thế Nghị định 71/1998/NĐ-CP.
Nghị định 04/2015/NĐ-CP của Chính phủ đã quy định chi tiết, cụ thể các vấn đề có liên quan đến việc thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập. Mục đích của là Phát huy quyền làm chủ của cán bộ, công chức, viên chức và nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị; Góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức là công bộc của nhân dân, có đủ phẩm chất chính trị, phẩm chất đạo đức, lối sống, năng lực và trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu phát triển và đổi mới của đất nước; Phòng ngừa, ngăn chặn và chống các hành vi tham nhũng, lãng phí, quan liêu, phiền hà, sách nhiễu nhân dân.
Tuy nhiên trong xu thế phát triển mạnh mẽ của đất nước ở tất cả các lĩnh vực trong thời gian qua, đòi hỏi phải có những quy định thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập, đáp ứng được yêu cầu đổi mới của đất nước. Vì vậy, ngày 10 tháng 11 năm 2022, Quốc hội ban hành Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2023.
Trong các văn bản vừa nêu trên đều có nội dung quy định rất quan trọng đó là: Tổ chức hội nghị cán bộ, công chức, viên chức, người lao động. Theo đó Hội nghị cán bộ, công chức, viên chức, người lao động được tổ chức định kỳ mỗi năm một lần sau khi kết thúc năm công tác của cơ quan, đơn vị nhưng không chậm hơn 03 tháng của năm công tác tiếp theo do người đứng đầu cơ quan, đơn vị quyết định sau khi lấy ý kiến của Công đoàn cơ quan, đơn vị.
Như vậy khi kết thúc năm công tác thì các cơ quan, đơn vị phải tổ chức hội nghị để Kiểm điểm việc thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ được giao; kiểm điểm việc thực hiện nghị quyết Hội nghị cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trước đó và những quy định về thực hiện dân chủ tại cơ quan, đơn vị; đánh giá, tổng kết và kiểm điểm trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị trong việc thực hiện kế hoạch công tác hằng năm; tổng kết phong trào thi đua, xét khen thưởng và bàn, thống nhất nội dung thi đua năm tiếp theo; thống nhất nội dung giao ước thi đua; thảo luận và quyết định các nội dung như : bầu, cho thôi làm thành viên Ban Thanh tra nhân dân ở cơ quan, đơn vị, việc thu, chi, quản lý, sử dụng các khoản đóng góp của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động tại cơ quan, đơn vị ngoài các khoản đã được pháp luật
quy định. Nội dung Nghị quyết Hội nghị cán bộ, công chức, viên chức, người lao động. Các công việc tự quản khác trong nội bộ cơ quan, đơn vị không trái với quy định của pháp luật, phù hợp với đạo đức xã hội. Thực hiện các nội dung về công khai thông tin; Lấy ý kiến của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động về những nội dung quy định tại Điều 53 của Luật thực hiện dân chủ cơ sở. Thực hiện các công việc khác theo quyết định của Hội nghị của năm đó.
Tuy nhiên qua theo dõi,quan sát của bản thân về PHÔNG (maket) của hội nghị, Một số cơ quan làm đúng và đa số các cơ quan đều ghi sai nội dung và tinh thần của Hội nghị. Ví dụ một số đơn vị tổ chức Hội nghị vào cuối năm 2023 nhưng PHÔNG (maket) ghi HỘI NGHỊ CBCC NĂM 2024. Hoặc cơ quan A tổ chức Hội nghị cho năm 2023, nhưng thời gian tổ chức vào ngày 05/01/2024, và PHÔNG (maket) Hôi nghị ghi HỘI NGHỊ CBCC NĂM 2024. Như vậy PHÔNG (maket) của hội nghị là HỘI NGHỊ CBCC năm 2023 chứ không phải ghi năm 2024 được. Vì thời gian chúng ta tổ chức Hội nghị cho năm 2023 vào thời gian ngày 05/01/2024.
Từ những phân tích trên, Chúng ta cần hiểu rằng Hội nghị cán bộ, công chức, viên chức, người lao động được tổ chức định kỳ mỗi năm một lần sau khi kết thúc năm công tác của cơ quan, đơn vị, chứ không phải là năm tiếp theo mà chưa kết thúc năm.
Trên đây là một số trao đổi về nội dung khi tổ chức Hội nghị CBCC,VC và người lao động theo quy định của pháp luật và PHÔNG (maket) của Hội nghị. Rất mong nhận được những ý kiến đóng góp.
Ngô Long