Ngày 5/2, Chính phủ vừa ban hành Nghị định 12/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 44/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 quy định về giá đất và Nghị định 10/2023/NĐ-CP ngày 3/4/2023 sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định hướng dẫn thi hành Luật Đất đai. Theo đó có Bốn phương pháp định giá đất bao gồm:
1. Phương pháp so sánh được thực hiện bằng cách điều chỉnh mức giá của các thửa đất có
cùng mục đích sử dụng đất, tương đồng nhất định về các yếu tố có ảnh hưởng đến
giá đất đã chuyển nhượng trên thị trường, đã trúng đấu giá quyền sử dụng đất mà
người trúng đấu giá đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính theo quyết định trúng đấu
giá thông qua việc phân tích, so sánh các yếu tố ảnh hưởng đến giá đất sau khi
đã loại trừ giá trị tài sản gắn liền với đất (nếu có) để xác định giá của thửa
đất cần định giá.
Phương
pháp so sánh được áp dụng để định giá đối với trường hợp có tối thiểu 03 thửa
đất có cùng mục đích sử dụng đất, tương đồng nhất định về các yếu tố ảnh hưởng
đến giá đất đã chuyển nhượng trên thị trường, trúng đấu giá quyền sử dụng đất
mà người trúng đấu giá đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính theo quyết định trúng
đấu giá (sau đây gọi là thửa đất so sánh), trừ trường hợp quy định tại các điểm
a, b, c và d dưới đây.
2. Phương pháp thu nhập được thực hiện bằng cách lấy thu nhập ròng bình quân năm trên một
diện tích đất chia cho lãi suất tiền gửi tiết kiệm bình quân của loại tiền gửi
bằng tiền Việt Nam kỳ hạn 12 tháng tại các ngân hàng thương mại do Nhà nước nắm
giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần có quyền biểu quyết trên địa bàn
cấp tỉnh của 03 năm liền kề tính đến hết quý gần nhất có số liệu trước thời
điểm định giá.
Phương
pháp thu nhập được áp dụng để định giá đối với trường hợp thửa đất, khu đất
nông nghiệp, đất phi nông nghiệp không phải là đất ở mà thừa đất, khu đất cần
định giá không đủ điều kiện áp dụng phương pháp so sánh nhưng xác định được các
khoản thu nhập, chi phí từ việc sử dụng đất theo mục đích sử dụng đất hợp pháp
tại thời điểm định giá, trừ trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d dưới
đây.
3. Phương pháp thặng dư được thực hiện bằng cách lấy tổng doanh thu phát triển ước tính
trừ đi tổng chi phí phát triển ước tính của thửa đất, khu đất trên cơ sở sử
dụng đất có hiệu quả cao nhất (hệ số sử dụng đất, mật độ xây dựng, số tầng cao
tối đa của công trình) theo quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch chi tiết xây dựng
đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
Phương
pháp thặng dư được áp dụng để định giá đối với trường hợp thửa đất, khu đất để
thực hiện dự án đầu tư không đủ điều kiện áp dụng phương pháp so sánh, phương
pháp thu nhập nhưng ước tính được tổng doanh thu phát triển và tổng chi phí
phát triển của dự án, trừ trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d dưới
đây.
4. Phương pháp hệ số điều chỉnh giá đất được thực hiện bằng cách
lấy giá đất trong bảng giá đất nhân với hệ số điều chỉnh giá đất. Hệ số điều
chỉnh giá đất do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây
gọi là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) ban hành thông qua việc so sánh giá đất trong
bảng giá đất với giá đất phổ biến trên thị trường
Phương
pháp hệ số điều chỉnh giá đất được áp dụng để xác định giá đất đối với thửa
đất, khu đất đã được quy định trong bảng giá đất do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
ban hành và thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Các
trường hợp quy định tại điểm a khoản 4 Điều 114 và khoản 3 Điều 189 Luật Đất
đai;
b) Tính
tiền thuê đất trả tiền hàng năm khi Nhà nước cho thuê đất không thông qua hình
thức đấu giá quyền sử dụng đất;
c) Tính
giá khởi điểm để đấu giá quyền sử dụng đất khi Nhà nước giao đất, cho thuê đất
đối với trường hợp thửa đất, khu đất đã được đầu tư hạ tầng kỹ thuật theo quy
hoạch chi tiết xây dựng;
d) Xác
định giá đất của thửa đất, khu đất cần định giá mà tổng giá trị tính theo giá
đất trong bảng giá đất đối với diện tích phải nộp tiền sử dụng đất, tiền thuê
đất dưới 30 tỷ đồng đối với các thành phố trực thuộc trung ương, dưới 10 tỷ
đồng đối với các tỉnh miền núi, vùng cao, dưới 20 tỷ đồng đối với các tỉnh còn
lại trong các trường hợp sau:
Các
trường hợp quy định tại điểm b và điểm d khoản 4 Điều 114, khoản 2 Điều 172
Luật Đất đai;
Tính tiền
thuê đất trả tiền một lần cho cả thời gian thuê khi Nhà nước cho thuê đất không
thông qua hình thức đấu giá quyền sử dụng đất.
đ) Tính
tiền bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất đối với các trường hợp thu hồi nhiều
thửa đất liền kề nhau, có cùng mục đích sử dụng mà không đủ điều kiện để áp
dụng phương pháp so sánh.
Nghị định
nêu rõ: Các thửa đất so sánh để áp dụng phương pháp định giá đất phải đủ điều
kiện thực hiện các quyền của người sử dụng đất theo quy định của Luật Đất đai.
*Thông tin
để áp dụng phương pháp định giá đất
Nghị định
12/2024/NĐ-CP cũng bổ sung Điều 5b về thông tin để áp dụng phương pháp định giá
đất. Theo đó, các thông tin về giá đất, giá thuê đất, giá thuê mặt bằng để áp
dụng phương pháp so sánh, phương pháp thặng dư và xây dựng hệ số điều chỉnh giá
đất bao gồm:
1) Giá
trúng đấu giá quyền sử dụng đất đối với trường hợp người trúng đấu giá đã hoàn
thành nghĩa vụ tài chính theo quyết định trúng đấu giá,
2) Giá
đất đã thực hiện thủ tục về thuế tại cơ quan thuế hoặc đăng ký tại văn phòng
đăng ký đất đai đối với các trường hợp chuyển nhượng quyền sử dụng đất;
3) Giá
thuê đất, giá thuê mặt bằng;
4) Giá
đất chuyển nhượng trên thị trường.
Nghị định
nêu rõ: Các thông tin để áp dụng phương pháp định giá đất là thông tin trong
khoảng thời gian không quá 24 tháng tính từ thời điểm định giá đất trở về
trước, ưu tiên sử dụng thông tin gần nhất với thời điểm định giá và được thu
thập từ các nguồn sau:
- Cơ sở
dữ liệu quốc gia về đất đai, cơ sở dữ liệu về giá;
- Văn
phòng đăng ký đất đai, đơn vị tổ chức thực hiện việc đấu giá quyền sử dụng đất,
đơn vị tổ chức đấu giá tài sản;
- Cơ quan
thuế, cơ quan nông nghiệp và phát triển nông thôn;
- Sàn
giao dịch bất động sản, doanh nghiệp bất động sản;
- Tổ chức
có chức năng tư vấn xác định giá đất, doanh nghiệp thẩm định giá;
- Tổ chức
tín dụng, hiệp hội bất động sản, viện/trung tâm nghiên cứu;
- Phỏng
vấn trực tiếp người chuyển nhượng hoặc người nhận chuyển nhượng đối với các
trường hợp đã chuyển nhượng trên thị trường.
Cũng theo
Nghị định 12/2024/NĐ-CP, thông tin về thu nhập, chi phí từ việc sử dụng đất phi
nông nghiệp để áp dụng phương pháp thu nhập được thu thập từ các nguồn sau: Thu
nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh ghi trong báo cáo tài chính hoặc thu
nhập từ cho thuê đất, cho thuê mặt bằng thu thập trong thời gian 03 năm (được
tính từ ngày 01 tháng 01 đến hết ngày 31 tháng 12) liên tục liền kề trước thời
điểm định giá.
Trường
hợp thu nhập của thửa đất, khu đất cần định giá không đầy đủ theo từng năm,
không phản ánh đúng thu nhập thực tế từ việc sử dụng đất thì thu thập thông tin
về giá cho thuê đất, giá cho thuê mặt bằng của tối thiểu 03 thửa đất để so
sánh.
Chí phí
để tạo ra thu nhập từ việc sử dụng đất quy định trên được xác định căn cứ vào
định mức, đơn giá do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành hoặc suất vốn đầu
tư xây dựng do Bộ Xây dựng công bố; trường hợp không có định mức, đơn giá hoặc
suất vốn đầu tư xây dựng do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành thì căn cứ
vào thông tin, số liệu bình quân chi phí thực tế phổ biến trên thị trường của
tối thiểu 03 thửa đất có khoảng cách gần nhất đến thửa đất, khu đất cần định
giá quy định tại điểm b khoản 5 Điều này.
Khi áp
dụng các phương pháp so sánh, phương pháp thặng dư phải lựa chọn thửa đất so
sánh theo thứ tự ưu tiên sau: a) Tương đồng về vị trí, điều kiện kết cấu hạ
tầng, diện tích, kích thước, hình thể, hệ số sử dụng đất, mật độ xây dựng,
chiều cao công trình và các yếu tố khác có ảnh hưởng đến giá đất so với thửa đất
cần định giá; b) Có khoảng cách gần nhất đến thửa đất, khu đất cần định giá và
không bị giới hạn bởi địa giới hành chính của các đơn vị hành chính cấp xã, cấp
huyện, cấp tỉnh.
*Ủy ban
nhân dân cấp tỉnh quyết định giá đất cụ thể
Về quyết
định giá đất cụ thể, Nghị định 12/2024/NĐ-CP quy định căn cứ nguyên tắc định
giá đất quy định tại khoản 1 Điều 112 của Luật Đất đai, điều kiện áp dụng
phương pháp định giá đất, kết quả thẩm định phương án giá đất của Hội đồng thẩm
định giá đất cụ thể, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định giá đất cụ thể hoặc Ủy
ban nhân dân cấp huyện quyết định giá đất cụ thể đối với trường hợp Ủy ban nhân
dân cấp tỉnh ủy quyền theo quy định của Luật Tổ chức chính quyền địa phương.
Giá đất
cụ thể được sử dụng để làm căn cứ đối với các trường hợp quy định tại khoản 4
Điều 114, khoản 2 Điều 172 và khoản 3 Điều 189 của Luật Đất đai; giá khởi điểm
để đấu giá quyền sử dụng đất khi Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất, cho
thuê đất thu tiền một lần cho cả thời gian thuê.
Cơ quan
tài nguyên và môi trường có trách nhiệm giúp Ủy ban nhân dân cùng cấp tổ chức
việc xác định giá đất cụ thể.
NX (TH)