Tổng hợp một số điểm mới trong các Luật, được thông qua tại Kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XV
Tại kỳ họp thứ 6 và kỳ họp bất thường lần thứ 5, Quốc hội khóa XV đã thông qua 09 luật, quy định những nội dung rất quan trọng với nhiều điểm mới.Cụ thể như sau:
1. Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở
Luật Lực lượng
tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở số 30/2023/QH15 có nhiều quy định mới
về vị trí, chức năng, nhiệm vụ, nguyên tắc tổ chức, hoạt động, quan hệ công
tác, xây dựng lực lượng, bảo đảm điều kiện hoạt động và trách nhiệm của cơ
quan, tổ chức đối với lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở.
Theo đó, lực
lượng này được thành lập trên cơ sở thống nhất 3 lực lượng hiện có là: bảo vệ
dân phố, công an xã bán chuyên trách đang được tiếp tục sử dụng và đội trưởng,
đội phó đội dân phòng; có vị trí, chức năng là một trong những lực lượng quần
chúng, được bố trí ở thôn, tổ dân phố, làm nòng cốt hỗ trợ Công an cấp xã giúp
Ủy ban nhân dân cùng cấp trong bảo vệ an ninh, trật tự và xây dựng phong trào
toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc.
2. Luật Đất đai
Luật Đất đai số 31/2024/QH15
có nhiều quy định mới, trọng tâm là:
(1)Sửa đổi, bổ sung quy định về người sử
dụng đất để thống nhất với quy định của Bộ luật Dân sự, Luật Tín ngưỡng, tôn
giáo, Luật Quốc tịch, Luật Đầu tư. Không phân biệt công dân Việt Nam định cư
trong nước hay ở nước ngoài trong tiếp cận đất đai. Có quy định cụ thể về việc
không phân biệt tổ chức kinh tế trong nước và tổ chức kinh tế có vốn đầu tư
nước ngoài;
(2)Bổ sung, hoàn thiện quy định về quyền và
nghĩa vụ của người sử dụng đất; bảo đảm thống nhất giữa Luật Đất đai, Luật Kinh
doanh bất động sản, Luật Nhà ở và quy định pháp luật khác có liên quan;
(3)Hoàn thiện quy định về quy hoạch sử dụng đất theo hướng
xây dựng hệ thống quy hoạch sử dụng đất đai đồng bộ ở 03 cấp song vẫn bảo đảm
đồng bộ với pháp luật về quy hoạch; tăng cường công khai, minh bạch, sự tham
gia của người dân trong công tác lập quy hoạch sử dụng đất;
(4)Quy định rõ ràng, cụ thể hơn về thẩm quyền,
mục đích, phạm vi thu hồi đất, điều kiện, tiêu chí, trình tự, thủ tục thu hồi
đất để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng tuân thủ Hiến
pháp; trong đó, quy định rõ 31 trường hợp cụ thể;
(5) Hoàn thiện các quy định về phát triển,
quản lý và khai thác quỹ đất; giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng
đất;
(6)Luật hóa và bổ sung, hoàn thiện các quy
định về cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở gắn liền với
đất nhằm giải quyết tốt những bất cập, vướng mắc trong quản lý và sử dụng đất
do lịch sử để lại và từ yêu cầu mới của thực tiễn;
(7)Hoàn thiện các quy định về chính sách
tài chính về đất đai. Bổ sung, hoàn thiện quy định về miễn, giảm tiền sử dụng
đất, tiền thuê đất bảo đảm thống nhất giữa Luật Đất đai và các luật khác có
liên quan. Hoàn thiện cơ chế xác định giá đất, phương pháp xác định giá đất
theo nguyên tắc thị trường;
(8)Hoàn thiện quy định về chính sách hỗ trợ
đất ở, đất sản xuất lần đầu cho cá nhân là người dân tộc thiểu số thuộc diện hộ
nghèo, hộ cận nghèo sinh sống tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
Hoàn thiện các quy định về chế độ sử dụng đất để khơi dậy tiềm năng, phát huy
cao nhất nguồn lực tài nguyên đất đai, phù hợp với xu thế phát triển. Quy định
rõ ràng hơn về tập trung đất nông nghiệp; tích tụ đất nông nghiệp; chuyển
nhượng đất nông nghiệp. Bổ sung quy định về chế độ sử dụng đất đa mục đích...
(9)Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền trong thực
hiện quyền đại diện chủ sở hữu toàn dân về đất đai. Đẩy mạnh cải cách thủ tục
hành chính, thực hiện chuyển đổi số trong lĩnh vực quản lý và sử dụng đất, bảo
đảm quản lý tập trung, thống nhất, vận hành, kết nối và chia sẻ thông tin từ
Trung ương đến địa phương.
3. Luật Căn cước
Luật Căn cước số
26/2023/QH15 có nhiều quy định mới về Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở
dữ liệu căn cước; thẻ căn cước, căn cước điện tử; giấy chứng nhận căn cước;
quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
Trong đó, Luật
bổ sung quy định theo hướng mở rộng, tích hợp thêm một số thông tin khác của
công dân và người gốc Việt Nam trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, cơ sở dữ
liệu căn cước; đổi tên từ thẻ căn cước công dân thành thẻ căn cước; sửa đổi quy
định về một số thông tin trên thẻ để phù hợp với thực tiễn và tạo thuận lợi hơn
cho người dân; bổ sung quy định điều chỉnh đối với người gốc Việt Nam chưa xác
định được quốc tịch; quy định 01 chương riêng về căn cước điện tử, danh tính
điện tử của công dân Việt Nam nhằm góp phần đẩy mạnh quá trình thực hiện chuyển
đổi số ở nước ta.
4. Luật Quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự
Luật Quản lý,
bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự số 25/2023/QH15, có nhiều quy định
mới về quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự; quyền, nghĩa vụ,
trách nhiệm của cơ quan, đơn vị, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân; chế độ, chính
sách trong hoạt động quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân
sự.
Trong đó, Luật
bổ sung, làm rõ phạm vi bảo vệ của công trình quốc phòng và khu quân sự được
xác định cả trên mặt đất, mặt nước, trong lòng đất, dưới mặt nước và trên
không; quy định nguyên tắc, tiêu chí phân loại, phân nhóm công trình quốc phòng
và khu quân sự; bổ sung quy định về công trình lưỡng dụng nhằm giải quyết yêu
cầu thực tiễn; thực hiện kết hợp chặt chẽ giữa quốc phòng với kinh tế - xã hội
và kinh tế - xã hội với quốc phòng; quy định lực lượng quản lý và lực lượng bảo
vệ công trình quốc phòng và khu quân sự; quyền và nghĩa vụ của cơ quan, tổ
chức, hộ gia đình, cá nhân liên quan...