image banner
Thông tin mới nhất
Thống kê truy cập
  • Đang online: 0
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 0
  • Tất cả: 0
4 luật sẽ có hiệu lực từ ngày 1-1-2023
Lượt xem: 659
Từ ngày 1-1-2023, bốn luật có hiệu lực gồm: Luật Điện ảnh; Luật Cảnh sát cơ động; Luật Kinh doanh bảo hiểm; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ.

Ngày 1-1-2023 đang đến gần. Đây cũng là thời điểm bốn luật mới chính thức có hiệu lực với nhiều thay đổi quan trọng.

Cảnh sát cơ động được mang vũ khí lên máy bay

Luật Cảnh sát cơ động (CSCĐ) 2022 được Quốc hội thông qua ngày 14-6-2022, thay thế cho Pháp lệnh CSCĐ. Luật quy định cụ thể nhiệm vụ, quyền hạn của CSCĐ, xác định CSCĐ sử dụng biện pháp vũ trang là chủ yếu để chống hành vi bạo loạn, khủng bố.

Từ 1-1-2023, cảnh sát cơ động được quyền mang vũ khí lên máy bay dân sự nếu áp giải bị can, bị cáo phạm tội đặc biệt nghiêm trọng. Ảnh: HOÀNG GIANG

Từ 1-1-2023, cảnh sát cơ động được quyền mang vũ khí lên máy bay dân sự nếu áp giải bị can, bị cáo phạm tội đặc biệt nghiêm trọng. Ảnh: HOÀNG GIANG

Có thể nộp hồ sơ đăng ký quyền tác giả qua cổng dịch vụ công

Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ bổ sung hình thức nộp hồ sơ đăng ký quyền tác giả nhằm tạo thuận lợi cho quá trình thực hiện các thủ tục đăng ký…

Theo đó, tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan có thể trực tiếp hoặc ủy quyền nộp hồ sơ đăng ký trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính hoặc qua Cổng dịch vụ công trực tuyến cho cơ quan quản lý nhà nước về quyền tác giả, quyền liên quan.

Điều 10 của luật quy định bảy quyền hạn của CSCĐ, trong đó có một số quyền hạn mới so với pháp lệnh.

Cụ thể, CSCĐ sẽ được mang theo vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ vào cảng hàng không, lên máy bay dân sự khi chống khủng bố, giải cứu con tin; trấn áp đối tượng thực hiện hành vi nguy hiểm có sử dụng vũ khí, vật liệu nổ; bảo vệ vận chuyển hàng đặc biệt CSCĐ cũng được áp giải bị can, bị cáo phạm tội đặc biệt nghiêm trọng; sử dụng máy bay do cấp có thẩm quyền huy động riêng cho CSCĐ để kịp thời cơ động giải quyết các vụ việc phức tạp về an ninh, trật tự.

Ngoài ra, CSCĐ được ngăn chặn, vô hiệu hóa máy bay không người lái và các phương tiện bay siêu nhẹ trực tiếp tấn công, đe dọa tấn công hoặc xâm phạm mục tiêu bảo vệ của CSCĐ trong phạm vi khu vực cấm bay, khu vực hạn chế bay theo quy định của Thủ tướng.

Điều 8 của luật quy định nhiều hơn các hành vi bị cấm so với pháp lệnh như: Mua chuộc, hối lộ hoặc có hành vi ép buộc cán bộ, chiến sĩ CSCĐ làm trái với nhiệm vụ, quyền hạn được giao…

Có 21 ngày để từ chối tham gia bảo hiểm nhân thọ đã mua

Bắt đầu từ năm 2023, người tham gia bảo hiểm nhân thọ, sức khỏe cần lưu ý một số quy định quan trọng tại Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022.

Đơn cử, đối với hai loại bảo hiểm nhân thọ (bảo hiểm tuổi thọ, tính mạng con người) và bảo hiểm sức khỏe thì với các hợp đồng có thời hạn trên một năm, trong thời hạn 21 ngày kể từ ngày nhận được hợp đồng bảo hiểm, bên mua bảo hiểm có quyền từ chối tiếp tục tham gia bảo hiểm.

Khi đó hợp đồng bảo hiểm sẽ bị hủy bỏ, bên mua bảo hiểm được hoàn phí đã đóng sau khi trừ đi chi phí hợp lý (nếu có) theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm; doanh nghiệp bảo hiểm không phải bồi thường, trả tiền bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm.

Luật phân rõ các loại hợp đồng bảo hiểm tương ứng với các loại hình bảo hiểm; quy định rõ đối tượng được bảo hiểm, quyền lợi được bảo hiểm đối với từng loại hợp đồng bảo hiểm.

Luật này cũng quy định cụ thể về việc doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam không được vay để đầu tư, ủy thác đầu tư vào chứng khoán, kinh doanh bất động sản hoặc góp vốn vào doanh nghiệp khác.

Đồng thời, các doanh nghiệp này cũng không được kinh doanh bất động sản, trừ một số trường hợp như mua, đầu tư, sở hữu bất động sản để phục vụ trực tiếp cho các hoạt động nghiệp vụ…

2 trường hợp phải dừng chiếu phim

Luật Điện ảnh năm 2022 thay thế Luật Điện ảnh năm 2006 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Điện ảnh năm 2009.

Luật Điện ảnh 2022 bổ sung quy định về việc dừng phổ biến phim vì lý do quốc phòng, an ninh, thiên tai, dịch bệnh hoặc tình trạng khẩn cấp; hoặc khi có vi phạm về các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động điện ảnh như: Vi phạm Hiến pháp, pháp luật; kích động chống đối hoặc phá hoại việc thi hành Hiến pháp, pháp luật; kích động bạo lực, hành vi tội ác bằng việc thể hiện chi tiết cách thức thực hiện, hình ảnh, âm thanh, lời thoại, cảnh đánh đập, tra tấn…

Cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định dừng phổ biến phim là cơ quan cấp giấy phép phân loại phim, cơ quan tiếp nhận thông báo về nội dung, chương trình chiếu phim tại địa điểm chiếu phim công cộng hoặc cơ quan thanh tra theo quy định của Chính phủ.

Quyết định dừng phổ biến phim sẽ có các nội dung về lý do, thời điểm và thời hạn dừng phổ biến phim. Các tổ chức bị dừng phổ biến phim phải công bố công khai trên phương tiện thông tin đại chúng về vấn đề này cũng như đảm bảo quyền lợi của tổ chức, cá nhân có liên quan.

                                                                          Nguồn: Baomoi