Chính phủ ban hành Nghị quyết 46/NQ-CP ngày 31/3/2023 phiên họp chuyên đề xây dựng luật tháng 3 năm 2023.
Tại Phiên họp chuyên đề về xây dựng pháp luật, tổ chức ngày 27 tháng 03 năm 2023, Chính phủ ban hành Nghị quyết 46/NQ-CP ngày 31/3/2023 phiên họp chuyên đề xây dựng luật tháng 3 năm 2023.
Theo đó, Chỉnh phủ đã quyết nghị các nội dung quan trọng như sau:
Sẽ đổi tên Luật Căn cước công dân thành Luật Căn cước
Cụ thể tại Nghị quyết 46/NQ-CP, nhằm quán triệt và thể chế hóa quan điểm, chủ trương của Đảng; kế thừa các quy định phù hợp, khắc phục những hạn chế còn tồn tại của Luật Căn cước công dân 2014; tiếp tục đơn giản hóa thủ tục hành chính, Chỉnh phủ quyết nghị:
- Bộ Công an chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan khẩn trương hoàn thiện hồ sơ dự án Luật như sau:
+ Về tên gọi của Luật: Thống nhất đổi tên Luật Căn cước công dân thành Luật Căn cước.
+ Về thu thập, cập nhật, kết nối, chia sẻ, khai thác và sử dụng thông tin trong Cơ sở dữ liệu căn cước (Điều 17 dự thảo Luật): Thống nhất giao Chính phủ quy định chi tiết nội dung này.
+ Về cấp căn cước công dân cho người dưới 14 tuổi (Điều 20 dự thảo Luật); về tích hợp thông tin (Điều 23 dự thảo Luật); về quy định chuyển tiếp (Điều 46 dự thảo Luật); ... cần tiếp tục đánh giá tác động, rà soát, nghiên cứu kỹ, bảo đảm khả thi, tránh gây xung đột với pháp luật liên quan.
Quy định trong luật những nội dung có tính ổn định, thống nhất cao; những nội dung mới, còn biến động thì giao Chính phủ quy định bảo đảm linh hoạt trong điều hành và kịp thời điều chỉnh cho phù hợp với thực tiễn.
Tiếp tục rà soát các điều ước quốc tế liên quan để có quy định phù hợp với đặc điểm, điều kiện của Việt Nam và sự phát triển của công nghệ trên nguyên tắc tạo thuận lợi tối đa cho người dân khi sử dụng căn cước trong các giao dịch; bảo đảm bí mật đời tư, bí mật cá nhân theo quy định phù hơp với đặc điểm, tạo điều kiện của Việt Nam và sự phát triển của công nghệ trên nguyên tắc tạo thuận lợi tối đa cho người dân khi sử dụng căn cước công dân trong các giao dịch; bảo đảm bí mật đời tư, bí mật cá nhân theo quy định của Hiến pháp.
- Bộ Công an chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp, Văn phòng Chính phủ và các cơ quan liên quan nghiên cứu, tiếp thu ý kiến của các Thành viên Chính phủ, ý kiến thẩm định của Bộ Tư pháp, ý kiến của Văn phòng Chính phủ, hoàn thiện hồ sơ dự án Luật theo quy định. Giao Bộ trưởng Bộ Công an thừa ủy quyền Thủ tướng, thay mặt Chính phủ ký trình Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội dự án Luật Căn cước.
Tăng cường quản lý nhà nước trong lĩnh ngân hàng
Tại Nghị quyết 46/NQ-CP, liên quan đến dự án Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi), Chính phủ giao Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan bảo đảm các yêu cầu sau:
- Việc xây dựng dự án Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi) phải thể chế hóa đầy đủ chủ trương, đường lối của Đảng về hoàn thiện thể chế trong lĩnh vực ngân hàng và các yêu cầu, định hướng, chỉ đạo của Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ tại các văn bản nêu trên.
- Nghiên cứu, tiếp thu, giải trình đầy đủ ý kiến của các Thành viên Chính phủ, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
- Đặt lợi ích chung của đất nước là mục tiêu của việc xây dựng dự án Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi); các quy định của Luật phải khắc phục được các vướng mắc trong quá trình thực hiện Luật Các tổ chức tín dụng hiện hành, góp phần khơi thông nguồn tài chính phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, xử lý vấn đề sở hữu chéo, góp phần phòng, chống các hành vi tham nhũng, tiêu cực trong lĩnh vực ngân hàng.
- Tăng cường quản lý nhà nước trong lĩnh vực ngân hàng; nâng cao vai trò của Ngân hàng nhà nước Việt Nam, Thống đốc Ngân hàng nhà nước Việt Nam trong tổ chức, hoạt động của các tổ chức tín dụng; tăng cường kiểm tra, thanh tra, giám sát, phát hiện và xử lý kịp thời các vấn đề tiêu cực, vi phạm pháp luật trong lĩnh vực ngân hàng.
Xem thêm Tải về
Nguyễn Xuân (TH)